Dự báo diễn biến môi trường và các giải pháp bảo vệ môi trường Hà Nội đến năm 2020

Thứ năm, 13/10/2005 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Đề tài " Nghiên cứu, dự báo diễn biến môi trường và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường Hà Nội đến năm 2020" mã số KHCN 07.11 là 1 trong 5 đề tài của chương trình KHCN 07 được Hội đồng khoa học cấp Nhà nước nghiệm thu trong quý I/1999 và được đánh giá xuất sắc. Nhằm mục tiêu sớm đưa các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vào việc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, Bộ KH,CN&MT chủ trương chuyển giao kết quả nghiên cứu của các đề tài đã được đánh giá, nghiệm thu cho các tỉnh, thành phố có liên quan. Theo chủ trương trên, Ban chỉ đạo chương trình KHCN.07, Chủ nhiệm đề tài GS Phạm Ngọc Đăng đã bàn giao cho UBND thành phố Hà Nội trong tháng 9/1999 kết quả của đề tài với 6 tập tài liệu khoảng 1000 trang. Ông Hoàng Văn Huây, Thứ trưởng Bộ KH,CN&MT đến dự, GS Lê Quý An Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình đã bàn giao kết quả cho ông Lưu Minh Trị, phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội. Ông Lưu Minh Trị thay mặt UBND thành phố Hà Nội, cảm ơn Bộ khoa học, công nghệ và môi trường, Ban chỉ đạo Chương trình KHCN.07 và tặng bằng khen cho Ban chủ nhiệm đề tài KHCN.07.11, Tạp chí xin giới thiệu tóm tắt kết quả của đề tài.
I. Kết quả dự báo môi trường:

1. Môi trường nước Hà Nội.

* Nhu cầu cấp nước Hà Nội.

Tổng trữ lượng nước ngầm của Hà Nội là 1232000 m3/ ngày, trong đó phía nam sông Hồng là 700000 m3/ngày, ở phía bắc là 532000m3/ngày. Nhu cầu cấp nước theo tính toán của Hà Nội hiện nay là khoảng 750000m3/ngày, cấp thực tế mới đạt khoảng 450000m3/ngày, đến năm 2010 là 1072000m3/ngày và năm 2020 sẽ là 1400 000m3/ngày. Như vậy đến năm 2010 nhu cầu cấp nước của Hà Nội đã tiệm cận với giới hạn trữ lượng nước ngầm; để đảm bảo an toàn cấp nước cho Hà Nội phải khai thác thêm nguồn nước mặt, từ sông Đà, sông Cầu hay sông Hồng.

* Xử lý nước thải.

Đề tài đã đưa ra kết quả dự báo về lượng nước thải và tổng tải lượng chất thải của Hà Nội đến năm 2000, 2005, 2010 và 2020, cụ thể là nước thải là 320000m3/ngày đêm vào năm 2005 và 342000m3/ngày đêm vào 2010 và 2020.

*Ô nhiễm nước các hồ nội thành

Dự báo sự biến đổi chỉ tiêu BOD5 và NH4 ong nước hồ đến năm 2010 đối với 11 hồ của Hà Nội cho thấy: Do quan hệ giữa các hồ với hệ thống xử lý nước, thoát nước có mức độ khác nhau nên trị số BOD5 ở nước hồ Trúc Bạch, Hồ Tây, Ba Mẫu, Thiền Quang sẽ giảm dần, nước các hồ này được giảm ô nhiễm nhiều hơn, đều đạt tiêu chuẩn loại nước B, riêng chất lượng nước Hồ Tây đạt xấp xỉ tiêu chuẩn loại A. Ngược lại nước các hồ Hoàn Kiếm, Linh Quang, Bẩy Mẫu, Ngọc Khánh, Giảng Võ sẽ bị ô nhiễm hơn hiện nay và trị số BOD5 đều vượt giới hạn cho phép với nước loại B.

* Diễn biến chất lượng nước sông nội thành : Theo hai kịch bản cho thấy:

Theo kịch bản 1: Nếu tình hình cứ tiếp diễn như hiện nay thì tới năm 2010 và 2020, chất lượng nước các sông nội thành sẽ giảm sút, các chỉ tiêu BOD5 và NH4 sẽ tăng gấp hai lần so với thời kỳ 1992 - 1994 vào khoảng 1,7 - 1,8 lần so với 1997 - 1998.

Theo kịch bản 2, tức là sau khi thực hiện dự án do JICA thiết lập đến 2020, giá trị của các chỉ tiêu chất lượng nước các sông nội thành sẽ giảm khoảng một nửa so với thời kỳ 1992 - 1994. Như vậy nếu có các biện pháp xử lý nước thải hữu hiệu như đã đề ra trong quy hoạch tổng thể thoát nước Hà Nội đến 2010 thì hấu hết các đoạn sông thoát nước Hà Nội đều có BOD5 nhỏ hơn 25mg/l.

2. Môi trường không khí:

a. Ô nhiễm không khí do công nghiệp gây ra.

· Tương lai đến năm 2010 ô nhiễm môi trường không khí do công nghiệp gây ra ở nội thành giảm đi, ngoại thành tăng lên, trong đó ở khu công nghiệp Đông Anh là đáng quan tâm và lo ngại nhất.

· Về ô nhiễm bụi lơ lửng ở nội thành: Năm 1996 - 1997 ô nhiễm trầm trọng đã xảy ra ở xung quanh các công ty: Cao su Sao Vàng, thuốc lá Thăng Long, bóng đèn - phích nước Rạng Đông ở khu công nghiệp Thượng Đình với đường kính khu vực ô nhiễm khoảng 1700m và nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 2 - 4 lần; ở khu vực xung quanh các công ty: Dệt 8 -3, Thực phẩm xuất khẩu... ở khu công nghiệp Minh Khai - Mai Động với đường kính khoảng 2500m và nồng độ bụi lơ lửng cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2 - 3 lần.

Đến năm 2010 nồng độ bụi giảm đi, nồng độ bụi tối đa ở khu Thượng Đình chỉ vượt tiêu chuẩn cho phép 2 - 3 lần, ở khu Minh Khai - mai Động chỉ dao động xung quanh trị số tiêu chuẩn cho phép. Phạm vi bị ô nhiễm bụi cũng thu hẹp lại nhiều, đường kính bị ô nhiễm bụi chỉ còn khoảng 500m.

· Về ô nhiễm khí SO2: Phạm vi bị ô nhiễm năm 1996 - 1997 ở khu công nghiệp Thượng Đình tương tự như ô nhiễm bụi ở khu công nghiệp Minh Khai - Mai Động, năm 1996 - 1997 cũng như dự báo đến năm 2010 đều không bị ô nhiễm khí SO2.

b. Ô nhiễm không khí do giao thông.

· Dự báo đến năm 2010 phần lớn các đường phố Hà Nội cũng chưa bị ô nhiễm khí độc hại, nhưng đến năm 2020, nếu tình hình gia tăng lưu lượng xe và tỷ lệ thành phần xe vẫn theo xu thế hiện nay, thì hầu hết ở các đường đã nghiên cứu đều bị ô nhiễm khí CO, NO2 và chất hữu cơ bay VOC bình quân vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 đến 4 lần, còn nồng độ khí SO2 thì nói chung là nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép.

· Nếu tốc độ phát triển phương tiện giao thông cơ giới tiếp tục như hiện nay thì đến sau năm 2010 sẽ xảy ra tắc nghẽn giao thông ở rất nhiều đường phố, đặc biệt là ở các nút giao thông, nếu không có cải tạo giao thông lớn

Đề tài đã dự báo môi trường trong trường hợp tắc nghẽn giao thông ở các nút giao thông ngã Tư Vọng, ngã Tư Sở và ngã tư Kim Liên thấy rằng nồng độ khí Co và NO2 vượt tiêu chuẩn cho phép khoảng 9 lần, nồng độ khí So2 vượt tiêu chuẩn cho phép khoảng 7 lần và nồng độ VOC vượt tiêu chuẩn cho phép khoảng 33 lần. Đề tài đã tính toán dự báo môi trường tương ứng với dự án năm 2000 - 20005 về cải tạo các nút giao thông nêu trên của Hà Nội, nếu thực hiện được thì sẽ tránh được tình trạng ô nhiễm trên.

3. Chất thải rắn.

Kết quả dự báo: Dự báo tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt m3/ngày như sau:

Loại rác thải
1995
2000
2005
2010
2020

Tổng lượng rác thải sinh hoạt
2985
3681
4578
6307
7568

Tổng lượng rác thải độc hại
202
265
336
427
512

Tổng lượng bùn bể phốt
353
391
434
481
577


Còn tổng lượng chất thải rắn công nghiệp đến năm 2010 là: 76919T/năm.

4. mức ồn giao thông

Đã tiến hành dự báo mức ồn giao thông với 2 kịch bản: Một là diễn biến tình trạng giao thông Hà Nội từ nay đến năm 2020 tiếp tục như xu thế hiện nay; hai là nếu qui hoạch phát triển giao thông của Hà Nội được thực hiện theo đúng kế hoạch, có nghĩa là đến năm 2020 các phương tiện giao thông công cộng của Hà Nội đáp ứng được 45 - 50% nhu cầu đi lại của nhân dân.

Theo kịch bản 1 cho thấy mức ồn giao thông của Hà Nội năm 2000 cao hơn năm 1995 khoảng 3dBA, năm 2010 cao hơn năm 2000 khoảng 2,0 đến 2,5dBA và năm 2020 cao hơn năn 2010 khoảng từ 1,5 đến 2 dBA.

ứng với kịch bản 2 thì mức ồn giao thông sẽ giảm đi khoảng 2dBA so với kịch bản 1.

5. Ô nhiễm môi trường lao động công nghiệp.

Căn cứ vào số liệu điều tra đánh giá diễn biến môi trường thời gian qua và kế hoạch phát triển công nghiệp của Hà Nội đến năm 2020 là đầu tư chiều sâu, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và đổi mới thiết bị công nghệ đối với 9 khu, cụm công nghiệp cũ, đầu tư xây dựng mới 5 khu công nghiệp mới thì có thể dự báo xu thế chung là ô nhiễm môi trường lao động công nghiệp ở Hà Nội sẽ ngày càng giảm.

Dự báo tỷ lệ số phân xưởng, nhà máy bị ô nhiễm môi trường lao động tính chung cho mọi cơ sở sản xuất ở Hà Nội là vào năm 2000 khoảng 25%, 2010 khoảng 22,3% và 2020 là 15,30%.

6. Diễn biến trạng thái các khu nhà " ổ chuột".

- Nếu tình trạng các khu nhà "ổ chuột" vẫn phát triển như hiện nay thì với sức hút của đô thị, Hà Nội tiếp tục tăng nhanh dân số cơ học, xã hội tiếp tục phân tầng giàu nghèo, Hà Nội tiếp tục vẫn còn các mảnh đất công "vô chủ", tất yếu dẫn đến việc hình thành và phát triển các khu nhà "ổ chuột". Hiện nay ở Hà Nội có khoảng 25 "xóm liều", "xóm bụi", dự báo đến năm 2010 số lượng khu nhà "ổ chuột" ở Hà Nội sẽ lên tới con số 40. Những "xóm liều" mới sẽ hình thành chủ yếu ở các quận nội thành mới hình thành như Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Tây Hồ, trong đó có khu bãi rác Mễ Trì và Tây Mỗ hiện nay.

- Néu thực hiện tốt việc quản lý và kiến nghị nêu ở trên thì có thể giảm bớt được các khu nhà "ổ chuột" hiện có và ngăn ngừa được các khu "ổ chuột" mới.

II. đề xuất các giải pháp bảo về môi trường.

1. Chính sách bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Đề tài đã đề ra các tiêu chí môi trường của thành phố phát triển bền vững và kiến nghị 8 chính sách bảo vệ môi trường Hà Nội từ nay đến năm 2020.

2. Các giải pháp bảo vệ môi trường không khí và giảm tiếng ồn bao gồm:

* Giảm thiểu ô nhiễm không khí do công nghiệp gây ra.

Đề tài đã nêu cụ thể tên các nhà máy, xí nghiệp cần phải đầu tư thiết bị xử lý bụi và SO2.

*. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn do giao thông vận tải gây ra.

* Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn do sinh hoạt đô thị gây ra.

* Phát triển trồng cây xanh và bảo tồn mặt nước trong đô thị.

3 - Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt ở thành phố Hà Nội: Bao gồm

- Các biện pháp quy hoạch và tổ chức thoát nước.

- Thiết lập công nghệ xử lý nước thải hợp lý.

- Các phương án hạn chế ô nhiễm môi trường nước trong hệ thống sông, mương ở Hà Nội.

- Xây dựng tập quán sinh hoạt vệ sinh cho toàn dân.

- Kiến nghị các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước do công nghiệp gây ra.

4 - Những giải pháp chủ yếu chống ô nhiễm môi trường bởi chất thải rắn của thành phố. Bao gồm

- Các giải pháp để nâng cao năng lực thu gom và vận chuyển rác.

- Lựa chọn công nghệ và phương pháp xử lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện kinh tế và tự nhiên của thành phố, đối với từng loại chất thải rắn, cụ thể: Rác thải sinh hoạt; chất thải rắn công nghiệp độc hại; rác thải độc hại của bệnh viện; và chất thải rắn xây dựng.

5. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động. Bao gồm: Giải pháp chung; và các giải pháp cụ thể.

6. Kiến nghị chương trình quan trắc môi trường thành phố Hà Nội.

Đề tài đã xây dựng hệ thống mạng lưới quan trắc môi trường Hà Nội cho từng thành phần môi truờng, như môi trường không khí, nước, tiếng ồn giao thông, chất thải rắn. Đối với mỗi thành phần môi trường đều đã kiến nghị cụ thể về mạng lưới các địa điểm cần monitoring điểm đo cố định, điểm đo di động, điểm đo gián đoạn, điểm đo liên tục, các thông số của mỗi thành phần môi trường cần quan trắc và tần số quan trắc trong ngày và trong năm.

Nguồn tin: http://www.tchdkh.org.vn
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)